Tư vấn nghề nghiệp: Sức nóng của ngành nhân sự năm 2017

24/05/2017 09:00 GMT+7

Nắm giữ vai trò quan trọng trong công ty là yếu tố khiến ngành nhân sự trở thành ngành 'hot', thu hút đông đảo ứng viên ứng tuyển. Vậy câu hỏi đặt ra là có phải ai cũng nắm bắt được cơ hội nghề nghiệp này không?

Là người có vai trò quan trọng tại website Tuyển dụng - tìm kiếm việc làm uy tín hàng đầu Việt Nam, Trưởng phòng Nhân sự CareerLink.vn cho rằng các bạn trẻ cần có định hướng đúng đắn ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường để nắm bắt cơ hội việc làm cho chính mình.

Thông tin việc làm tại https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh

1. Lý giải sức nóng của ngành nhân sự không hề giảm

Con người là nhân tố then chốt trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp bởi đơn vị nào cũng muốn hướng tới sự phát triển bền vững, vì thế việc giữ chân nhân tài và tuyển chọn được ứng viên sáng giá lại càng trở nên quan trọng. Khi đó, vai trò của nhân viên nhân sự càng phải được phát huy bởi đó là thời điểm họ cần đánh giá chất lượng, đưa ra quyết định sa thải - tuyển dụng mới, đào tạo nhân lực toàn - bán thời gian sao cho đáp ứng được nhu cầu của thời kỳ mới.

Cùng nằm trong nhóm ngành Quản trị doanh nghiệp với các ngành năng động, linh hoạt như marketing, quản trị bán hàng (sale), khi theo học ngành quản trị nhân sự, các bạn trẻ sẽ có thêm nhiều hướng mở để đưa ra quyết định phù hợp với năng lực, tính cách của mình. Đây là yếu tố khiến sức nóng của ngành nhân sự vẫn không giảm, tạo nên sự cạnh tranh nội bộ ngành, đòi hỏi bạn phải trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng và tích lũy kinh nghiệm thực tế.

2. Làm thế nào để tăng khả năng cạnh tranh khi là sinh viên mới ra trường?

Tính cách, thái độ cần có:

- Lập trường vững vàng: Lập trường vững vàng giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn để đạt được mục tiêu đề ra thông qua sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả.

- Lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ: Hòa mình vào tập thể giúp bạn đánh giá, thấu hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người lao động, đưa ra quyết định “có lý và hợp tình”, xây dựng không gian làm việc lý tưởng, chế độ phúc lợi phù hợp.

- Ham học hỏi: Bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin tư vấn nghề nghiệp, chính sách mới ở lĩnh vực pháp luật, chính trị, văn hóa... và cần trau dồi vốn kiến thức sống, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng mềm để ứng xử khéo léo trong mọi tình huống.

Khi có bằng quản trị nhân sự trong tay:

Khi mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, bạn nên thử sức các công ty nhỏ với công việc mang tính chất học hỏi kinh nghiệm về nghiệp vụ, vốn sống, kiến thức thực tế, cách xử lý tình huống,… Bạn sẽ bắt đầu các việc liên quan đến giấy tờ, văn bản hành chính “nhàm chán”, nhưng đừng vội nản chí. Bạn cần kiên nhẫn và thực sự đam mê để theo đuổi công việc “tưởng dễ mà khó” này.

Chúc bạn có được định hướng đúng đắn để tự tin hơn trên con đường sự nghiệp.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.