Giáo dục Việt Nam cần phát triển theo hướng hàm lượng nghiên cứu cao

22/03/2017 12:37 GMT+7

Thống kê mới đây của Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho thấy, trung bình cứ 1 tháng, tại Việt Nam lại có thêm 1 tiến sĩ bảo vệ thành công luận án.

Tiến sĩ nhiều như lá mùa thu

Một thực tế là, hiện nay tại Việt Nam, có khoảng hơn hai trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp! Dư luận tự hỏi rằng, những luận án tâm huyết hàng năm trời, những công trình nghiên cứu giàu chất xám không thể đem đến cho họ một chỗ đứng nào tại quê nhà?

Hiện nay Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao được quốc tế công nhận cho các ngành kỹ thuật, công nghệ cũng như khoa học ứng dụng. Có nhiều nguyên nhân khiến chất lượng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Một trong những lý do là nguồn học liệu của nghiên cứu sinh rất thiếu, các kiến thức đa phần đã lạc hậu; trình độ tiếng nước ngoài của nghiên cứu sinh hạn chế, trong khi quá trình đào tạo tiến sĩ đòi hỏi tính nghiên cứu và tự học rất cao. Số lượng các bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế của các tiến sĩ Việt Nam cũng còn khiêm tốn.

Ở các quốc gia tiên tiến khác cũng không ghi nhận tình trạng người đi làm rồi vẫn đi học tiến sĩ, cũng như hình thức đào tạo… tại chức như ở Việt Nam, chỉ có ở Việt Nam mới có tiến sĩ tại chức!

Hướng ra nào cho đào tạo gắn liền với nghiên cứu?

Tri thức là yếu tố quan trọng của sản xuất, là lợi thế của cạnh tranh, là chất lượng của nguồn nhân lực. Tri thức con người phải thông qua giáo dục và đào tạo mới có được. Hiện nay, nghiên cứu sinh tiến sĩ, thạc sĩ còn đang tranh thủ thời gian cuối tuần để nghiên cứu, xem việc đạt tước hiệu như một đòn bẩy của quá trình tiến thân, hơn là cống hiến 4-5 năm không ăn ngủ cho một công trình, tạo nên bước ngoặt của ngành mình theo đuổi.

Trách nhiệm này, một lần nữa được quy kết về cho các trường đại học. Làm cách nào để giáo dục đại học hiện nay đi sâu vào khuyến khích nghiên cứu khoa học thực chất? Phải nhìn nhận rõ ràng là, sinh viên Việt Nam có rất ít cơ hội được tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học thực sự - nhất là những dự án quốc tế. Nhận thấy được nhu cầu bức thiết đó, Trường đại học Tân Tạo (Long An) - trường ĐH tư thục đi theo chương trình kiểm định theo Hệ thống kiểm định đại học miền Nam Hoa Kỳ, đã hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực tiên tiến giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Cụ thể, từ năm 2011 tới nay, chỉ riêng đội ngũ giảng viên Khoa Kỹ thuật của trường đã công bố tổng cộng 56 công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế có uy tín; chủ trì 7 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có 5 đề tài được Quỹ Phát triển khoa học công nghệ quốc gia (NAFOSTED) tài trợ, 1 đề tài được tài trợ bởi Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học của chính phủ Mỹ  (USAID), và 1 đề tài được Đại học Illinois và Hải quân Mỹ đồng tài trợ.

Từ những năm đầu thành lập, Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến của Trường ĐH Tân Tạo đã ký thỏa thuận hợp tác đào tạo với Đại học Rice (Mỹ) về việc thiết kế toàn bộ chương trình giảng dạy sau đại học, từ việc sử dụng chương trình giảng dạy đến hỗ trợ giảng viên, trao đổi sinh viên để định hướng các em sinh viên của trường đi vào nghiên cứu thực chất ở bậc cao học!

Muốn xây dựng nền giáo dục hội nhập thành công trong thời kỳ toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, chắc chắn phải đòi hỏi một trình độ chuyên nghiệp cao và một tinh thần trách nhiệm lớn. Để thúc đẩy nền kinh tế tri thức đến một tầm cao mới thì nên chăng cần phải chuyên môn hóa ở các trường đại học.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.