Bác sĩ… vượt tuyến

27/02/2017 10:01 GMT+7

Họ là những bác sĩ của bệnh viện huyện, tỉnh bình dị và thầm lặng ngày đêm phục vụ bệnh nhân, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Với họ, việc toàn tâm toàn sức vì người bệnh là trên hết.

Làm chủ kỹ thuật để giúp người bệnh tốt nhất
Th.S - BS Vũ An Giang (40 tuổi) hiện là Phó giám đốc Bệnh viện (BV) đa khoa H.Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Là tỉnh miền núi, điều kiện học tập và nghiên cứu rất hạn chế, nhưng bác sĩ (BS) Vũ An Giang vẫn luôn tìm kiếm cơ hội để học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. “Muốn giúp được người bệnh, thì BS phải làm chủ kỹ thuật”, anh giản dị chia sẻ. Bởi vậy, liên tục từ năm 2010 đến nay, BS Giang đã làm chủ 6 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. BS An Giang là người đầu tiên đưa kỹ thuật phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo khớp gối về thực hiện ở BV H.Mộc Châu. Đây cũng là BV đầu tiên tại tỉnh Sơn La thực hiện thành công kỹ thuật, dù chỉ là BV cơ sở tuyến huyện.
Với nỗ lực của mình, được sự hỗ trợ của lãnh đạo và các đồng nghiệp, Vũ An Giang cũng là BS chính thực hiện các kỹ thuật vượt tuyến tại BV huyện như: phẫu thuật thay khớp háng toàn phần và bán phần; phẫu thuật vi phẫu nối mạch máu thần kinh; phẫu thuật vá da, ghép gân tự thân; phẫu thuật kết hợp xương tứ chi… - phẫu thuật này lâu nay chỉ thực hiện tại tuyến tỉnh, T.Ư.

Anh chia sẻ, hầu hết các bệnh nhân bị các chấn thương nặng đến BV đa khoa H.Mộc Châu đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn và không quan tâm nhiều đến việc tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ thầy thuốc đưa ra. “Thế nên mình lưu lại số điện thoại của từng bệnh nhân và chủ động liên lạc mời các bệnh nhân đến khám theo đúng lịch hẹn. Như vậy, việc điều trị mới trọn vẹn, đem lại kết quả tốt cho người bệnh”, anh kể.
Có bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng nặng, không đi lại được, cũng không có tiền xuống Hà Nội điều trị, BS An Giang cũng lưu lại số cẩn thận. Khi có đoàn khám chữa bệnh từ thiện ở T.Ư về, anh kịp thời thông báo để bệnh nhân được thay khớp háng ngay tại địa phương.
BS An Giang cũng là người thực hiện phẫu thuật thay khớp háng tại BV tuyến huyện cho nhiều hộ gia đình khó khăn, trong đó có trường hợp của anh Hà Văn Nua, một nông dân xã Nà Mường, Mộc Châu, 49 tuổi, hoàn cảnh khó khăn. Mới đây nhất, tháng 1.2017 BS Vũ An Giang đã thực hiện phẫu thuật sọ não cho 9 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, cứu sống được 7 bệnh nhân, trong đó có bệnh nhân nguy kịch (bị giãn não thất cấp do chảy máu não thất)…
Bác sĩ tỉnh miền núi thường thiệt thòi về điều kiện trang thiết bị, cơ hội học tập nâng cao tay nghề nhưng đó cũng là thiệt thòi cho người bệnh vì khi bệnh nặng phải đi xa, tốn kém về tiền bạc, thời gian, thậm chí không có cơ hội điều trị. “Tôi và các đồng nghiệp luôn cố gắng để có thể hỗ trợ được tốt nhất cho người bệnh trong điều kiện có thể. Vùng núi, bà con vất vả lắm”, anh chân thành nói.

tin liên quan

Tết của bác sĩ 'xuất ngoại' tại Bệnh viện Chợ Rẫy Phnompenh
Phẫu thuật cấp cứu xong, nhìn đồng hồ, đã 2 giờ sáng. Thế là, giao thừa đã qua và một năm mới đã đến. Bệnh viện thật yên ắng. Bên ngoài, đường phố cũng ngủ im, không ai hối hả đi chùa, xông đất, xuất hành đón năm mới. Các bác sĩ cầm điện thoại gọi về nhà chúc tết gia đình, bạn bè. Thế là tết!

Làm bác sĩ là phục vụ người bệnh
Bác sĩ… vượt tuyến 1
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng Ảnh: NVCC
Do đặc thù công việc chuyên môn, nhiều người bệnh đến với BS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Khám bệnh - Hồi sức cấp cứu, BV Lao và Bệnh phổi tỉnh Tây Ninh), khi có bệnh nặng và rất dễ lây nhiễm. Cộng đồng và bản thân người cũng còn tâm lý e ngại. Nhưng với BS CK1 Nguyễn Tiến Dũng (44 tuổi), bệnh nhân thực sự được chia sẻ.
“Để điều trị thành công, BS không chỉ kê đơn đúng mà còn phải mang đến cho họ tình cảm thương yêu và phục vụ người bệnh, coi người bệnh như người thân, ruột thịt của mình”,BS Dũng bày tỏ. Anh cho rằng: “Đã chọn nghề y thì cần ý thức về tinh thần phục vụ bệnh nhân ân cần chu đáo, không có thái độ khinh rẻ hay ban ơn đối với bệnh nhân lao cũng như bệnh nhân đồng nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân lao kháng thuốc hay phạm nhân. Niềm vui của BS chính là được bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân tin tưởng”.
Anh tâm niệm: “Có những bệnh nhân nặng và cô đơn hoặc bị ruồng bỏ, khi đó sự quan tâm, nâng đỡ tinh thần của thầy thuốc dành cho họ cũng là liều thuốc quan trọng giúp họ lui bệnh”.

tin liên quan

Bác sĩ sản kể chuyện những ca sinh hy hữu vào giao thừa
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng dành cho sự đoàn viên gia đình. Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa lại thường xuyên đón giao thừa trong bệnh viện. Và giao thừa mỗi năm như thế lại có những ca sinh đặc biệt.

Là BS tận tâm, anh không ngừng nỗ lực trong học tập chuyên môn, anh là chủ nhiệm của 6 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở từ năm 2011 đến nay, được Hội đồng khoa học Sở Y tế Tây Ninh công nhận và đánh giá cao. Trong điều trị, anh luôn quan tâm ứng dụng các nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới vào phục vụ người bệnh tại đơn vị như: kỹ thuật mở màng phổi tối thiểu, kỹ thật sinh thiết hạch, kỹ thuật rửa màng phổi, kỹ thuật sinh thiết màng phổi… 16 năm công tác (từ năm 2001) trong môi trường công việc độc hại, đặc thù tại BV lao và bệnh phổi, BS Nguyễn Tiến Dũng chưa bao giờ e ngại, sẵn sàng chấp nhận rủi ro nghề nghiệp trong công tác phòng chống bệnh lao, HIV, lao kháng thuốc.
Bản thân BS Dũng bị mắc bệnh nghề nghiệp (lao màng não) mất sức lao động 43%, nhưng điều đó vẫn không khiến anh giảm sút tinh thần trách nhiệm. “Phục vụ người bệnh” luôn được anh nhắc đến khi nói về công việc của mình.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.