APEC 2017: Việt Nam và những bước chuyển mình theo cách mạng công nghiệp 4.0.

10/11/2017 16:20 GMT+7

UL được xem là tấm giấy thông hành để sản phẩm vượt qua hàng rào kỹ thuật (TBT) và nâng cao năng lực cạnh tranh khi xuất khẩu ra nước ngoài.

Ông Anthony Tan - Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Khu vực ASEAN của UL
Ông Anthony Tan - Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Khu vực ASEAN của UL
       
Bên lề APEC, ông Anthony Tan, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Khu vực ASEAN của UL đã có những chia sẻ xoay quanh sự phát triển kinh tế theo nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.
- UL đánh giá như thế nào về sự chuẩn bị của Việt Nam để thực hiện Cách mạng công nghiêp lần 4 tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng?
Cách mạng công nghiệp 4.0 cần có sự phê chuẩn từ cấp cao nhất, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra chỉ đạo mạnh mẽ, cùng với các ủy nhiệm đón nhận sự phát triển này, đó là khởi đầu tốt đẹp. Thủ tướng cũng nhấn mạnh tập trung phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ. Rất đáng khen ngợi đó là Chính phủ Việt Nam đã đi đầu xu thế ứng dụng Chính phủ điện tử (E- Government), tạo nền tảng đón nhận Cách mạng công nghiệp 4.0. Các bộ ngành của Việt Nam như Bộ TT-TT, Bộ KH-CN, Bộ LĐTB-XH, Bộ GD-ĐT có thể giải quyết các mặt về nguồn nhân lực.
Riêng Đà Nẵng đã bắt đầu trở thành thành phố CNTT từ 2006 - 2007 với sự hỗ trợ của CISCO, năm 2012 Đà Nẵng là thành phố đầu tiên ở châu Á được IBM công nhận và tài trợ xây dựng thành phố thông minh. Tôi chúc mừng Chính phủ Việt Nam và chính quyền TP.Đà Nẵng đã có tầm nhìn về việc đón nhận cách mạng công nghiệp 4.0 từ những ngày đầu tiên.
- Kinh nghiệm của các nước thành viên APEC đã chuẩn bị và hợp tác như thế nào để đạt được kết quả cách mạng công nghiệp 4.0?
Ở Singapore, cách tiếp cận của đất nước chúng tôi đó là huy động toàn bộ các Bộ với nỗ lực không ngừng. Đó là tiếp cận quốc gia thông minh: Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện nỗ lực đó, kết hợp với các bộ trong bộ máy và nguồn lực bên ngoài, như hợp tác công tư (PPP). PPP cho phép chính phủ chia sẻ trách nhiệm với khu vực tư nhân trong thi hành và phát triển các tiêu chuẩn. Đơn cử, các phòng thử nghiệm độc lập thử nghiệm, đảm bảo an toàn, an ninh của các sản phẩm, hệ thống và các giải pháp. PPP có thể tham gia vào đổi mới. Chính phủ có thể tạo ra môi trường mà khu vực tư nhân có thể trải nghiệm, quản lý và đưa ra các giải pháp đặc trưng cho Việt Nam, đồng thời cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến với Việt Nam.
- Trong vấn đề này, UL có kế hoạch và chiến lược gì cho Việt Nam và Đà Nẵng?
UL là một công ty về khía cạnh tiêu chuẩn an toàn, chúng tôi tập trung kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận sản phẩm và cố vấn. Chúng tôi cũng đang tiến hành các nghiên cứu phi lợi nhuận về an toàn và an ninh như hỗ trợ Cục Cảnh sát PCCC, Bộ Công an cập nhật, phục hồi an toàn phòng cháy, các tiêu chuẩn xây dựng, nâng cao năng lực thanh kiểm tra. Tiếp đến, chúng tôi có thể tiếp cận lĩnh vực về sự tương tác, an ninh, an toàn. Chúng tôi có một ngôi nhà thí nghiệm “sống” ở Fremont, California với tên gọi Nhà IOT (Internet of Things Home - Ngôi nhà của các thiết bị kết nối mạng) với các công nghệ mới nhất, đồ gia dụng, các thiết bị có thể kết nối IOT, máy in, CCTV trong nhà, webcam, web-based, khóa cửa IOT.
Chúng tôi có thể giúp nhiều nhà cung cấp đảm bảo an toàn thiết bị gia dụng. Giả sử khóa cửa IOT bị hack, bạn có thể biết ngay qua webcam. Đó là những điều mà chúng tôi có thể hỗ trợ Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân bắt đầu vào Việt Nam trong việc phát triển. Chúng tôi đang làm việc với NAPAS (Thẻ thanh toán quốc gia Việt Nam) để đảm bảo phương thức thanh toán điện tử.
- Xin cảm ơn ông!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.