Đến cảng cá Mắt Rồng, xã Lập Lễ vào một ngày cuối tháng 11, từ 7 giờ sáng, chúng tôi đã nghe thấy tiếng cưa, tiếng đục rộn rã từ những xưởng đóng tàu. Được ngư dân giới thiệu, tôi tìm đến xưởng đóng tàu lớn nhất vùng - Hợp tác xã Đóng tàu Lập Lễ, do ông Đinh Khắc Nhân (73 tuổi) là chủ nhiệm.
Theo ông Đinh Khắc Nhân, thời xưa trong làng đã có nghề đóng thuyền buồm. Đến khoảng những năm 1970 thì chuyển dần qua đóng tàu gỗ chạy máy. Riêng hợp tác xã của ông Nhân có từ năm 1978. Hiện nay, Hợp tác xã Đóng tàu Lập Lễ có khoảng 58 lao động với thu nhập ít nhất 10 triệu đồng/1 tháng.
![]()
Tàu đóng ở Lập Lễ dùng để đánh cá và câu mực
Ảnh Lê Tân
|
Ông Đinh Khắc Phú, một chủ tàu cho biết, tàu gỗ đóng rẻ hơn tàu sắt nhưng bền và dễ bảo dưỡng hơn. Khi có nhu cầu bán cũng được giá hơn. Chính vì vây, mỗi năm, Hợp tác xã đóng tàu Lập Lễ thường có cả chục đơn hàng đóng tàu từ ngư dân. Nghề đóng tàu gỗ ở Lập Lễ cả trăm nay nay cứ thế làm không hết việc.
Dưới đây là những hình ảnh phóng viên Thanh Niên ghi lại tại Lập Lễ:
![]() Tàu ở Lập Lễ được đóng bằng gỗ táu, có khả năng chịu nước, chịu va đập cao Gỗ được xẻ theo mẫu rồi dùng lửa hơ nóng, uốn cong để làm vỏ tàu Mọi công đoạn đều được người thợ làm một cách khá tỉ mỉ, chuẩn mực Làm mộc là nghề quan trọng nhất trong việc đóng tàu gỗ Những tấm gỗ được uốn thành vỏ tàu
Vỏ gỗ được ghép với xương tàu bằng những chiếc đinh sắt lớn
Ảnh Lê Tân
![]()
Những khe hở được bịt kín bằng phoi gỗ trộn sơn
Ảnh Lê Tân
Phần vỏ sẽ được bào, gọt cho đến khi hoàn chỉnh
Tuy nhiên, việc đóng tàu gỗ là một công việc vất vả Trung bình mất khoảng 6 tháng để đóng xong một con tàu Công nhân đóng tàu gỗ ở Lập Lễ có thu nhập ít nhất 10 triệu đồng/tháng
Không tính một số xưởng nhỏ lẻ, tại Hợp tác xã đóng tàu Lập Lễ có 58 lao động
Ảnh Lê Tân
![]()
Theo ngư dân, tàu gỗ rẻ, bền và dễ bảo dưỡng hơn tàu vỏ sắt
Ảnh Lê Tân
![]() Mỗi năm, Hợp tác xã đóng tàu Lập Lễ có hàng chục đơn hàng đóng tàu từ ngư dân
Nghề đóng tàu gỗ cũng vì thế mà tồn tại từ hàng trăm năm nay
Ảnh Lê Tân
|