Ăn chi mà ác

Đó là suy nghĩ của rất nhiều người trước thông tin Trung tâm bảo trợ xã hội Nghệ An ăn chặn gần 800 triệu đồng của người tâm thần, người già neo đơn đang được nuôi dưỡng tại đây.

Đó là suy nghĩ của rất nhiều người trước thông tin Trung tâm bảo trợ xã hội Nghệ An ăn chặn gần 800 triệu đồng của người tâm thần, người già neo đơn đang được nuôi dưỡng tại đây.

Ăn số tiền ấy là ăn vào bữa ăn, quần áo... của người tâm thần, ăn như thế mà họ cũng ăn được sao? Đây không phải vụ ăn chặn tiền từ thiện lần đầu xảy ra trên đất nước ta, nó là một nhát dao cứa thêm vào tấm lòng, vào niềm tin của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân.
Do tham lam và nếu cơ chế kiểm soát thiếu chặt chẽ, một số người có chức vụ quyền hạn liên quan sẽ thường bỏ tiền vào túi mình. Trong vụ việc ở Nghệ An, nếu một nhà hảo tâm không tố cáo thì còn lâu cơ quan chức năng biết mà vào cuộc, phanh phui. Nói thế để thấy vai trò giám sát của các nhà hảo tâm với những đóng góp của mình là điều rất cần thiết.
Có hai cách làm từ thiện phổ biến hiện nay. Cách đầu tiên là các nhà hảo tâm mang tiền, quà đến trao cho cơ sở nào đó, nhận thư cảm ơn rồi về, không quan tâm và cũng không có điều kiện để kiểm soát tiền, quà đó có đến đúng đối tượng mình giúp hay không. Cách thứ hai là nhà hảo tâm tự tổ chức trao tiền, quà đến tận tay người thụ hưởng.
Ở cách làm đầu tiên dễ khiến người quản lý số tiền quà ấy nổi lòng tham, xảy ra tiêu cực. Chính vì thế mà hiện nay, nhiều tổ chức, nhóm từ thiện đã chọn cách làm thứ hai, bỏ công sức để tổ chức trao tiền, quà đến tận tay người cần giúp đỡ.
Theo tôi, làm từ thiện không phải đơn giản mà cần phải học, học cách làm từ thiện... từ thiện nhất để người nghèo được thụ hưởng trực tiếp.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.