Ai gây áp lực học hành?: Đừng đánh giá con như cây bonsai

Không ít phụ huynh đang đặt kỳ vọng và quá nhiều ước mơ của bản thân lên vai con mình, gây áp lực quá lớn với chúng mà không hay.

Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thuỵ Anh, Chủ nhiệm câu lạc bộ Đọc sách cùng con, từng chia sẻ: “Khi làm công tác tư vấn cho phụ huynh, tôi thường cố làm sao để các bố mẹ thoát khỏi những áp lực không cần thiết trong việc dạy con từ phía dư luận. Những gì tôi chia sẻ với các vị phụ huynh là đúc kết từ lý thuyết được học trong trường cho đến việc trải nghiệm bản thân, những bài học rút ra từ thành công nho nhỏ và những sai lầm trong việc tiếp cận con trẻ hằng ngày, ngoài ra có cả sự tiếp nhận kinh nghiệm từ các bậc phụ huynh qua các cuộc giao lưu trao đổi”.
Bà Thuỵ Anh giải thích thêm: “Không thể có cái gọi là chuẩn của một đứa trẻ để đo đếm, đánh giá như đánh giá một dáng cây bonsai để rồi khen ngợi hay chê bai. Tôi nghĩ, chúng ta nuôi con không vì sự đánh giá của người đời mà vì tình yêu, trách nhiệm và niềm hạnh phúc vô bờ ta có được trong mối quan hệ bố mẹ và con cái” .

tin liên quan

Ai gây áp lực học hành?
'Nếu có 3 điều ước bạn sẽ ước gì? Tui chỉ cần ước một điều thôi. Ước gì chết để khỏi phải học...', đó là mẩu hội thoại mà chị Ng.Ng.N (phụ huynh có con đang học lớp 6 tại Q.1, TP.HCM) nghe con mình nói với bạn.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cũng khẳng định: “Trẻ phải chịu áp lực từ phía gia đình là rất lớn. Phụ huynh hiện nay đang có rất nhiều mâu thuẫn vì họ nhiều kỳ vọng quá. Họ vừa muốn con được có những giờ học sáng tạo, con được tôn trọng nhưng vừa muốn con học theo kiểu để đi thi đạt điểm cao…”.
GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, chia sẻ quan điểm việc học tập cũng cần có một chút áp lực nhưng nên hiểu áp lực ở đây là áp lực tích cực, là chất xúc tác giúp học tốt hơn. “Vấn đề ở đây là làm sao để học sinh cảm thấy học tập là niềm vui, mỗi kỳ thi là một thách thức mà khi mình vượt qua được sẽ rất tự hào”, bà Lộc nói.

GS Mỹ Lộc cho hay, có những học sinh rất giỏi nhưng đi đâu cũng cần người dắt tay, không thể tự lập trong cuộc sống, thậm chí xã giao chào hỏi cũng phải nhắc nhở, khiến cho bố mẹ lúc nào cũng phải lo lắng. Quan điểm giáo dục hiện đại là đào tạo những đứa trẻ mạnh khỏe, hạnh phúc, đủ năng lực làm chủ bản thân và đủ khát khao để thành công trong cuộc sống sau này.
GS Mỹ Lộc nhắn nhủ: “Trong mọi trường hợp, đừng tin rằng sự sợ hãi vì bị mắng mỏ, ép buộc sẽ làm con học tốt hơn. Vì nếu như vậy con sẽ bị ức chế từ đó không còn sự nỗ lực cố gắng. Thay vào đó, phụ huynh cần dành nhiều thời gian chia sẻ, nói chuyện, khích lệ con. Hãy là người bạn của con, để con có thể thoải mái bộc lộ suy nghĩ của mình. Và đặc biệt, hãy kết nối chặt chẽ với giáo viên của con để cùng tìm hiểu và phối hợp. Tác động hai chiều từ cả gia đình và trường học sẽ giúp con vượt qua những rào cản tâm lý và tìm lại được sự hứng thú trong học tập”.

tin liên quan

Làm sao để kéo con khỏi nhóm bạn chưa ngoan?
Làm sao để phân biệt con mình đang chơi cùng nhóm bạn tiêu cực hay tích cực? Lỡ con đang bị những bạn bè rủ rê, dẫn dụ làm những việc không tốt thì phải làm thế nào? 


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.