9 cách để tân sinh viên hòa hợp với bạn cùng phòng

28/08/2016 11:46 GMT+7

Sống xa gia đình, chia sẻ không gian với người lạ sẽ có lúc không tránh khỏi những bất đồng.

Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp cho bạn sống hòa hợp hơn với bạn cùng phòng trong suốt một hoặc thậm chí suốt thời đại học, theo About.
Hãy rõ ràng ngay từ đầu
Cách tốt nhất để tránh những xung đột hoặc hiểu lầm không đáng có là bạn nên rõ ràng ngay từ đầu với bạn cùng phòng về thói quen, sở thích sinh hoạt hằng ngày của bạn. Nếu bạn im lặng, trông chờ bạn mình tự nhận ra thì mọi chuyện sẽ dần dần trở thành vấn đề khó giải quyết.
Giải quyết sớm vấn đề
Giải quyết những việc nhỏ luôn dễ dàng hơn nhiều so với việc giải quyết những vấn đề lớn. Vì vậy, nếu bạn cùng phòng của bạn hay để quên đồ trong nhà tắm, dùng đồ vệ sinh cá nhân của bạn, hoặc mặc đồ của bạn và điều đó làm bạn thật sự khó chịu thì hãy bình tĩnh, kiên nhẫn giúp bạn của bạn nhận thức điều mà họ không biết rõ.
Tôn trọng vật dụng cá nhân của nhau
Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó có thể là một trong những lý do lớn nhất khiến bạn bè cùng phòng xảy ra xung đột. Đừng mượn, sử dụng, hoặc có bất cứ hành động nào đụng đến vật dụng cá nhân của người khác nếu không được sự cho phép.
Chú ý đến việc dắt người quen của mình vào phòng chung
Không có gì là sai nếu bạn có sở thích dắt bạn bè riêng của mình vào phòng ký túc xá, hoặc phòng trọ để học nhóm, trò chuyện. Nhưng có thể bạn cùng phòng của bạn sẽ không thích điều đó. Vì vậy, bạn nên tinh tế quan sát thái độ của bạn mình, điều chỉnh mức độ thường xuyên đưa người khác vào phòng, hoặc có những lựa chọn thay thế khác như thư viện, phòng sinh hoạt chung của ký túc xá.
Cẩn thận trong việc khóa cửa
Hành động này nghe qua dường như không mấy ảnh hưởng đến mối quan hệ với bạn cùng phòng. Nhưng nếu bạn bất cẩn không khóa cửa, gây ra mất mát tài sản thì đó sẽ là vấn đề lớn. Ngoài ra, khóa cửa cẩn thận cũng là cách giữ an toàn cần thiết.
Thân thiện, nhưng không mong chờ quá nhiều
Luôn thân thiện, cư xử hòa nhã, nhưng cũng không nên hy vọng bạn cùng phòng sẽ trở thành người bạn thân nhất của mình. Việc mong chờ quá nhiều sẽ vô tình tạo ra một áp lực tâm lý không nên có trong mối quan hệ giữa các bạn. Nên nhớ rằng bạn vẫn còn nhiều mối quan hệ khác cần phải quan tâm.
Giữ thái độ cởi mở, tôn trọng
Bạn cùng phòng của bạn có thể đến từ những nơi khác nhau, có tôn giáo, hoặc phong cách sống hoàn toàn khác bạn. Do đó, để sống được cùng nhau, bạn nên giữ thái độ cởi mở, không phán xét. Những khác biệt này sẽ trở thành kinh nghiệm sống đáng giá cho bạn sau này về văn hóa và cách ứng xử.

tin liên quan

7 biểu hiện cho thấy bạn là người thông minh

Suốt hàng trăm năm qua, khoa học đã liên tục tìm cách để đo lường trí thông minh ở con người. Một trong những thước đo phổ biến nhất là kiểm tra chỉ số IQ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chỉ trích cách này thiếu độ tin cậy.

Sẵn sàng thay đổi
Đại học là khoảng thời gian bạn bắt đầu có nhiều hơn những va chạm với đời sống thực tế bên ngoài. Nếu bạn vẫn chỉ giữ thái độ, thói quen cũ khi còn sống với cha mẹ thì sẽ rất khó để sống hòa hợp với người khác.
Cùng nhau tìm ra giải pháp chung
Nếu bạn chỉ dừng lại ở việc chỉ ra mâu thuẫn mà không tìm cách giải quyết thì vấn đề sẽ nằm mãi tại đó. Hãy cùng ngồi xuống, bình tĩnh và tìm ra giải pháp chung khi xuất hiện mâu thuẫn dù là nhỏ nhất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.