8 tuyệt chiêu giúp bạn nhanh phát hiện kẻ nói dối trước mặt

16/09/2016 22:05 GMT+7

Nếu bạn quá mệt mỏi vì bị lừa hết lần này đến lần khác thì đây là tin vui cho bạn. Chuyên gia ngôn ngữ hình thể - Giáo sư Lillian Glass chỉ ra rằng, thực sự không quá khó để nhận biết lời nói dối.

Trong quyển sách của mình, “The body language of liars” (tạm dịch: Ngôn ngữ cơ thể của những kẻ nói dối), Giáo sư Lillian Glass đã chỉ ra 8 tuyệt chiêu giúp bạn có thể “bắt thóp” được kẻ đang muốn “dắt mũi” bạn.
Để nhận biết được một người có nói dối hay không, trang Brightside dẫn lời giáo sư Lillian Glass, tất cả những gì bạn cần làm là đặc biệt chú ý đến biểu cảm và cử chỉ của người đó. Sau đây là những biểu hiện của các “thánh troll” mà bạn muốn “lật mặt”.
Không dám nhìn thẳng
Trước một câu hỏi, nếu người trả lời bỗng nhiên hết quay đầu sang phải lại sang trái như thể có hứng thú ngắm nhìn cảnh vật xung quanh hơn là ... khuôn mặt bạn, có nghĩa là họ đang trốn tránh việc phải trả lời thật.
Hơi thở, giọng nói và đôi vai
Nói dối dù với mục đích tốt hay xấu cũng đều là một “phi vụ” khá căng thẳng. Tuy đầy ắp lo sợ và hối lỗi, nhiều người vẫn buộc phải nói dối trong những hoàn cảnh “ngặt nghèo”. Lúc đó, hơi thở của họ sẽ trở nên nặng nề như đang phải lao động công ích, giọng nói thì e lệ bất thường và đôi vai thì bắt đầu rướn lên.
Hơi thở của người nói dối sẽ trở nên nặng nề như đang phải lao động công ích, giọng nói thì e lệ bất thường và đôi vai thì bắt đầu rướn lên Ảnh minh họa: Shutterstock
Đơ... như cây cơ
Nói chuyện với người quen thì không việc gì phải căng thẳng. Vậy nên trừ khi người đối diện có bệnh... “đơ bẩm sinh”, nếu họ trở nên “hóa đá” bất thường thì bạn nên bắt đầu đặt nghi vấn ngay là vừa.
Cà lăm đột xuất
Đây là một “trò ăn gian” lộ liễu giúp người nói dối có thêm thời gian để kết nối các dữ liệu giả một cách logic hơn. Những người nói dối cũng có xu hướng trả lời lặp từ. Đây là một ví dụ “đau thương”. Hỏi: “Mày đang cưa bạn gái tao à?”. Trả lời: “Không! Tao không cưa bạn gái mày!”. Chia buồn cùng cả ba.
Nhìn chằm chằm người đối diện
Một anh chàng điển trai khi nói chuyện cứ nhìn đắm đuối vào mắt bạn. Nếu bạn đẹp, xin chúc mừng, anh ấy đang si mê bạn. Còn nếu bạn không đẹp lắm, giả thiết thứ hai rất có thể là chàng đang cố lừa phỉnh bạn mà thôi.
Những người nói dối không bao giờ cảm thấy cuộc trò chuyện có “đủ đô” chân thật. Vì thế mà họ tìm cách nhìn chằm chằm vào mắt người đối diện bằng mọi giá. Đây không những là mẹo phát hiện nói dối, mà còn thực sự là một biện pháp “phòng chống ăn dưa bở” hữu hiệu.
Những người nói dối không bao giờ cảm thấy cuộc trò chuyện có “đủ đô” chân thật. Vì thế, họ tìm cách nhìn chằm chằm vào mắt người đối diện bằng mọi giá Ảnh minh họa: Shutterstock
Mím môi và cắn môi
Khi nói dối, căng thẳng tăng cao dẫn đến ức chế sự tiết nước bọt và làm cổ họng bị khô. Một cô nàng tự dưng cắn môi trước mặt bạn rất có thể đang che dấu quá khứ rằng mình từng là một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Hãy cảnh giác cao độ trước những lời nói dối mật ngọt nhưng mang đến nhiều đau đớn nhé.
Tự động phòng vệ
Các cô gái hay có kiểu tạo dáng chụp ảnh là đưa tay lên che gáy, hoặc tay này ôm lấy khuỷu tay kia. Hẳn thế mà giới nữ hay bị đổ vấy cho là có khả năng nói dối cao hơn cánh mày râu. Nghiên cứu của Giáo sư Lillian Glass chỉ ra rằng, những người nói dối có xu hướng tự phòng vệ bằng cách che gáy và các điểm yếu của cơ thể mình. Liệu điều này có oan cho chị em và Giáo sư Lillian Glass đã sai?
Nghiên cứu của Giáo sư Lillian Glass chỉ ra rằng, những người nói dối có xu hướng tự phòng vệ bằng cách che gáy và các điểm yếu của cơ thể mình Ảnh minh họa: Shutterstock
Đặt tay lên miệng
Dù không nhận ra, nhưng những người nói dối cũng tự nhắc nhở bản thân rằng tốt hết là ... đừng nên nói gì. Việc đưa tay lên miệng như một dấu “suỵt!” nhắc nhở cho chính bản thân họ, rằng để “dắt mũi” thành công thì phải cẩn thận mồm mép vào!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.