8 phương pháp giúp bạn từ bỏ thói quen xấu

21/04/2016 13:25 GMT+7

Tác giả cuốn Sức mạnh của thói quen cho rằng, con người nên coi sự thay đổi là mục tiêu lâu dài. Đôi khi, chỉ cần loại bỏ được hoàn toàn một thói quen xấu, chất lượng cuộc sống của bạn cũng đã tốt lên rất nhiều.

Tác giả cuốn Sức mạnh của thói quen cho rằng, con người nên coi sự thay đổi là mục tiêu lâu dài. Đôi khi, chỉ cần loại bỏ được hoàn toàn một thói quen xấu, chất lượng cuộc sống của bạn cũng đã tốt lên rất nhiều.

Tập luyện thể dục thể thao là một thói quen mang lại hiệu quả tích cực - Ảnh: BloombergTập luyện thể dục thể thao là một thói quen mang lại hiệu quả tích cực - Ảnh: Bloomberg

8 phương pháp đơn giản được tạp chí Time nêu ra dưới dây sẽ giúp bạn dần từ bỏ các thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày.

Chiến đấu với từng thói quen
Charles Duhigg, tác giả cuốn Power of Habit (tạm dịch: Sức mạnh của thói quen) cho rằng việc cố gắng thay đổi hoàn toàn, cùng một lúc sẽ rất khó khăn và cho kết quả thiếu ổn định. Thay vào đó, con người nên coi sự thay đổi là mục tiêu lâu dài. Đôi khi, chỉ cần loại bỏ được hoàn toàn một thói quen xấu thôi thì chất lượng cuộc sống của bạn cũng đã tốt lên rất nhiều rồi.
Do đó, bạn không nên quá ép buộc bản thân mà chỉ cần quyết tâm thay đổi mỗi lần một thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mình mà thôi.
Không cần dừng lại, nhưng đếm thật kỹ
Đôi khi bạn không cần cố gắng loại bỏ hoàn toàn một thói quen xấu. Thay vì vậy, hãy cố gắng kiếm soát sự nhàm chán, lặp lại của thói quen đó. Lý thuyết liên quan mà nhà kinh tế học hành vi Howard Rachlin đưa ra là: Khi bạn muốn thay đổi một hành vi, mục tiêu nên làm là giảm dần khả năng biến đổi của hành vi thay vì tập trung vào chính hành vi đó.
Lấy ví dụ, bạn không cần bỏ hẳn thuốc lá mà nên cố gắng hút cùng số lượng điếu thuốc trong vòng một ngày, hoặc kiểm soát số lần lướt Facebook trong vòng một giờ ở con số nhất định. Sau một thời gian dài, những thói quen “ít biến thiên” sẽ được tiêu giảm dần một cách vô thức.
Nên tập cảm thông với bản thân - Ảnh: AFP
Thay đổi môi trường xung quanh
Thay vì tự gây áp lực để thay đổi bản thân ngay lập tức, bạn nên thay đổi môi trường sống xung quanh mình. Nghiên cứu của Viện Đại học Duke (bang Bắc Carolina, Mỹ) cho thấy 40% hành động hằng ngày của con người là kết quả của thói quen chứ không phải quyết định cá nhân. Do đó, cần cố gắng đừng để bản thân có lí do áp dụng thói quen vào cuộc sống.
Bạn có thể thử áp dụng “phương pháp 20 giây” của nhà văn Shawn Achor. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy bản thân xem quá nhiều tivi, nên tháo pin ra khỏi điều khiển từ xa để "dời lịch thói quen" lại, từ đó giảm dần thời gian dành cho truyền hình.

8 điều bạn cần từ bỏ nếu muốn làm giàu

Làm giàu là việc không khó nếu bạn chọn đúng phương pháp và có niềm đam mê. Business Insider dẫn các lời khuyên của chuyên gia, chỉ ra những suy nghĩ mà bạn cần loại bỏ nếu muốn trở nên giàu có.
Thư giãn
Alex Korb, nhà tâm thần học công tác tại Viện Đại học California (thành phố Los Angeles, Mỹ) khẳng định con người sẽ ra quyết định tốt hơn khi đầu óc được thư giãn. Khi bạn giải tỏa căng thẳng, sự kiểm soát của vỏ não đối với các thói quen sẽ được tăng cường. Do vậy, không nên tạo quá nhiều áp lực cho bản thân.
Không cần loại bỏ, hãy thay thế
Các nhà khoa học chứng minh rằng con người càng quyết tâm loại bỏ hoàn toàn một thói quen thì lại càng dễ có khả năng “tái hợp” với chúng. Do vậy, chúng ta nên chú ý các dấu hiệu, hành vi của bản thân mỗi khi thực hiện một thói quen xấu, từ đó thay thế chúng bằng những thói quen tích cực khác.
Một ví dụ thường thấy về điều này là nhiều người chọn cách nhai kẹo cao su (chewing gum) để từ bỏ dần thói quen hút thuốc lá.
Việc lên kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm sẽ giúp bạn tránh xa khỏi cám dỗ - Ảnh minh họa: Shutterstock
Lên kế hoạch
Việc lên kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm sẽ giúp bạn tránh xa khỏi cám dỗ. Các nhà khoa học khẳng định việc xác định rõ ràng thời gian, địa điểm thực hiện một hành vi gì đó sẽ giúp khả năng đó được hoàn thành đúng mục tiêu tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần.
Tha thứ cho bản thân
Giáo sư Richard Wiseman khuyên chúng ta nên coi những lần thất bại khi từ bỏ các thói quen tiêu cực là bước lùi tạm thời, chứ không nên vì đó mà từ bỏ cả quá trình cố gắng. Tự cảm thông sẽ giúp con người có thêm động lực phấn đấu và kiểm soát bản thân tốt hơn.
Thay đổi để bản thân trở nên tốt đẹp hơn là cả một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian, do đó bạn cần để bản thân vấp ngã.
Học tập bạn bè
Luôn luôn “chọn bạn mà chơi”. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy các nhóm bạn bè có thể gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, sinh hoạt, thậm chí mục tiêu về sự nghiệp của từng cá nhân.
Một người bạn năng động, quyết đoán có thể giúp bạn dần loại bỏ điểm yếu ngại ngùng, hay do dự. Một người bạn “cuồng phòng gym” có thể giúp bạn giảm lượng thức ăn không tốt cho sức khỏe hàng ngày... Do đó, một người bạn tốt sẽ luôn có ảnh hưởng tích cực đến lối sống và thói quen của bạn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.