7 điều tuyệt đối không nói với sếp nếu không muốn mất việc

02/08/2016 10:20 GMT+7

Trong công việc, cần thận trọng trong lời nói, đặc biệt với cấp trên, vì nó có thể khiến sếp bực bội, khó chịu. Do đó, hãy thật khôn ngoan trong việc lựa chọn ngôn từ nếu không muốn bị mất việc.

Bustle chỉ ra 7 điều không nên nói khi ở trong công ty, giúp bạn luôn được mọi người, đặc biệt là sếp, yêu mến, quý trọng.
Đó không phải việc của tôi
Đây là bài học khá “khó nhằn”, nhất là đối với những nhân viên còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu được cấp trên giao cho nhiệm vụ không nằm trong phạm vi công việc, vượt ngoài khả năng, thay vì nói "Đó không phải là việc của tôi" thì hãy thật bình tĩnh mà mỉm cười và trả lời rằng "Chắc chắn rồi, anh có thể chỉ tôi cách làm như thế nào không?".
Điều này cho thấy bạn là người sẵn sàng lắng nghe, học hỏi để ngày càng phát triển, tiến bộ. Đừng quá lo lắng khi nhận nhiệm vụ mới mà hãy xem đây như là cơ hội tốt để học thêm kỹ năng mới, tạo được ấn tượng trong mắt cấp trên.
Tôi không biết
Việc thừa nhận không biết ngay từ ban đầu sẽ khiến ông chủ nghĩ rằng bạn không hoàn toàn nỗ lực hết mình để giải quyết vấn đề.
Thay vì nói "Tôi không biết", hãy cố gắng tìm kiếm cách giải quyết vấn đề Ảnh: Shutterstock
Nếu thật sự không biết, hãy cứ thật bình tĩnh, rồi nói cho cấp trên biết rằng sẽ cố gắng để tìm ra giải pháp trong thời gian sớm nhất. Nếu được hỏi điều gì đó, thì chính là vì họ tin tưởng vào bạn, vì thế đừng để dễ dàng mất điểm trong mắt mọi người mà hãy tích cực thể hiện sự giúp đỡ bằng những hành động cụ thể, thiết thực.
Đó không phải lỗi của tôi
Khi xảy ra vấn đề nào đó, hầu hết các ông chủ không hề quan tâm đến lỗi lầm đó là của ai mà chỉ quan tâm về tình hình hiện tại đã được khắc phục hay chưa.
Nếu mắc phải sai lầm, hãy thể hiện sự quyết tâm bằng cách cho ông chủ biết rằng bạn đang nỗ lực, cố gắng để khắc phục nó và mọi điều đã qua cũng chỉ là quá khứ mà thôi.
Hãy biết cách nhận lỗi thay vì cố gắng đổ tội cho người khác Ảnh: Shutterstock
Vì thế, đừng nên đổ lỗi cho bất cứ ai khi có vấn đề phát sinh nếu không muốn mọi thứ trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, thái độ này còn có thể giúp bạn tăng thêm uy tín, được sếp đánh giá cao hơn trong công việc.
Tôi đang làm việc khác
Nếu bận rộn, bạn vẫn phải chấp nhận, lắng nghe những lời yêu cầu từ cấp trên. Thay vì nói rằng đang bận làm việc khác thì hãy hỏi ông chủ nhiệm vụ tiếp theo là gì rồi hỏi họ ưu tiên việc nào hơn để hoàn thành trước. Điều này sẽ khiến cấp trên cảm thấy được tôn trọng và còn thấy được năng lực giải quyết, xử lý vấn đề khôn khéo, linh hoạt của bạn.
Tôi cần được tăng lương
Mọi người không phải được tăng lương mỗi khi cần mà là do họ xứng đáng có được điều đó. Một khi đã được khách hàng, đồng nghiệp công nhận những nỗ lực, cố gắng đã bỏ ra để đem về giá trị cho công ty thì mới mong nhận được sự cân nhắc về tiền lương từ cấp trên.
Muốn được tăng lương, bạn phải chứng tỏ được giá trị của bản thân cho cấp trên Ảnh: Shutterstock
Còn nếu vẫn chưa có đóng góp gì mà lại đòi hỏi tăng lương quá nhiều thì sẽ gây khó chịu cho mọi người, mất điểm trong mắt cấp trên.
Tôi được đề nghị công việc khác, nhưng đã không nhận
Cho dù có không hài lòng với công việc hiện tại thì cũng không nên đe dọa, gây áp lực cho ông chủ. Nếu có được nhận lời đề nghị cho công việc khác thì cũng không nên bỏ hết tất cả để làm điều bạn muốn.
Việc khoe khoang, phô trương điều này sẽ khiến ông chủ ngay lập tức muốn biết lý do vì sao bạn không hài lòng với vị trí hiện tại và muốn tìm kiếm nơi làm việc khác; bên cạnh đó họ còn nhắc về những cam kết lúc bạn mới được nhận vào công ty. Vì thế, nếu được đề nghị công việc mới, tốt hơn hết nên giữ cho riêng mình.

tin liên quan

6 việc cần làm để chuẩn bị bắt đầu công việc mới
Bạn vừa được tuyển dụng hay chuyển chỗ làm? Hãy chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ trước khi bắt đầu công việc mới theo lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn tự tin, thích nghi nhanh chóng với môi trường và mọi người xung quanh.
Anh/chị sai rồi
Chuyên gia về nghi thức Rosalinda Oropeza Randall, tác giả cuốn Don’t Burp in the Boardroom, cho rằng việc chỉ trích công khai hoặc nói thẳng sai sót của cấp trên chắc chắn sẽ khiến bạn bị coi là người ngoài trong các cuộc họp, hoặc sẽ chẳng bao giờ được hỏi ý kiến.
Nếu cảm thấy cấp trên mắc lỗi, bạn vẫn có nhiều cách giải quyết việc này, như nói: "Tôi không biết thế này có đúng không, nhưng tôi hiểu là….". Nó sẽ khiến họ cân nhắc lại và sửa chữa mà không dựng “hàng rào bảo vệ” với bạn. Theo Randall, nói câu gì cũng được, miễn là bạn có thái độ ôn hòa và xây dựng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.