6/7 biện pháp bảo vệ doanh nghiệp đã quá cũ và lạc hậu

21/12/2015 20:20 GMT+7

Một khảo sát của ISEAS Singapore vừa công bố cho thấy có đến 63% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC, sẽ có hiệu lực vào ngày 31.12) không có ảnh hưởng đáng kể đến việc kinh doanh của mình.

Một khảo sát của ISEAS Singapore vừa công bố cho thấy có đến 63% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC, sẽ có hiệu lực vào ngày 31.12) không có ảnh hưởng đáng kể đến việc kinh doanh của mình.

Song theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp Việt không nên quá chủ quan và cần nhìn xa hơn ngoài thị trường AEC, đó là qua AEC để tiếp cận sâu rộng hơn với thị trường thế giới.
Trong tham luận chia sẻ về “AEC - Những câu hỏi nóng 2016”, tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VEPR) thuộc Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VCES) cho rằng cả nhà nước và doanh nghiệp Việt đang giữ tư duy quá cũ, quá lạc hậu trong chiến lược, quản lý và định hướng cho doanh nghiệp trước thềm AEC.
“Trong 7 hành vi mà chính phủ có thể dùng để bảo vệ doanh nghiệp, chúng ta đang sử dụng hết 6 hành vi quá cũ, lạc hậu để làm công cụ bảo vệ doanh nghiệp, mà không lường trước rằng nếu sau hội nhập, xảy ra kiện tụng tranh chấp, chúng ta rất khó bảo vệ cho doanh nghiệp”, ông Thành cho biết.
Một trong những tư duy cũ đó theo tiến sĩ Thành là sử dụng hàng rào thuế quan để bảo hộ doanh nghiệp. Việc bảo hộ là cần thiết cho một nền kinh tế, nhưng nó chỉ được sử dụng trong giới hạn nào đó, không thể là giải pháp dài hạn hay vĩnh viễn được.
“Việc cố gắng giữ hàng rào thuế quan vô hạn là tư duy vô cùng cũ mà cả chính phủ và doanh nghiệp cần phải thay đổi hoặc tập thói quen loại bỏ dần”, ông Thành nhấn mạnh.
Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) thuộc Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM cũng cho biết so với các quốc gia trong khối AEC, vai trò của các hiệp hội đại diện tiếng nói doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, chưa thể là đại diện cho doanh nghiệp để tham gia các vụ kiện chống bán phá giá, phòng vệ thương mại. Bởi vì doanh nghiệp không thể đơn phương theo đuổi các vụ kiện tụng này được, rất tốn kém.
“Trong khi lực lượng luật sư trong nước có thể tham gia các vụ tranh chấp thương mại quốc tế chỉ vài ba người, điếm chưa hết đầu ngón tay”, ông Huy Vũ thông tin.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.