5G có an toàn với sức khỏe của bạn không?

14/07/2019 16:16 GMT+7

Các chính phủ và nhà mạng đều tuyên bố 5G an toàn, nhưng chúng có đúng như họ nói không? Hãy cùng tìm hiểu về ảnh hưởng của nói dưới góc độ khoa học qua bài phân tích ngắn dưới đây.

Các cơ quan chính phủ của các nước phát triển đều khẳng định mạng 5G an toàn, từ các cơ quan quản lý, các tổ chức y tế và các tập đoàn viễn thông lớn đều cho biết họ sẽ chịu trách nhiệm nếu phát hiện mạng 5G gây hại với sức khỏe con người.
Nhưng điều này đã không thuyết phục được tất cả mọi người. Ở Anh, quốc hội nước này đã đưa ra kiến nghị thu thập được 29.000 chữ ký kêu gọi chính phủ mở một cuộc điều tra độc lập về các rủi ro sức khỏe phát sinh từ công nghệ mạng di động 5G đối với con người. Dù chính phủ Anh từ chối đề nghị này nhưng điều đó đã không thể ngăn cản được các học thuyết âm mưu tiêu cực xoay quanh công nghệ mạng 5G.
Theo Sky News, để hiểu xem liệu 5G có nguy hiểm với con người hay không, chúng ta cần phải hiểu nó là gì và hoạt động như thế nào?
Trước hết, chúng ta cần biết một chút về bức xạ điện từ. Phổ điện từ có trong tự nhiên và quen thuộc với chúng ta dưới dạng ánh sáng khả dụng trong tầm nhìn của mắt người, chúng trải dài từ dãy sóng của hồng ngoại (tần số thấp) cho đến cực tím (tần số cao hơn) ở vùng quang phổ.
Bức xạ điện từ được đo bằng tần số và bước sóng, bức xạ ở tần số thấp hơn và có bước sóng dài hơn vùng ánh sáng khả kiến (vùng ánh sáng mà mắt người có thể thấy được) được gọi là vi sóng và là bức xạ của phổ điện từ.
Điện thoại di động sẽ nhận sóng từ các trạm phát, các trạm này sẽ thu và phát sóng vô tuyến ở trong phần phổ điện từ này. Nhưng 5G là một phần mới của phổ điện từ đang dùng, phần từ 22 Ghz đến 86 GHz, vượt qua phần ion hóa.
Bức xạ này được gọi là “bức xạ không ion hóa” vì nó không phá vỡ các liên kết phân tử, ví dụ loại bỏ các electron khỏi nguyên tử và gây ra hiện tượng tĩnh điện.

Vậy bức xạ không ion hóa có hoàn toàn an toàn?

Trong thực tế, dù bức xạ không ion hóa yếu hơn bức xạ ion hóa, nhưng nhiều người vẫn liên kết nó tới khả năng gây ra ảnh hưởng xấu tới cơ thể con người. Cụ thể, các bức xạ (không ion hóa) không đi qua cơ thể con người nhưng khiến các phân tử trên bề mặt cơ thể như da, mắt, tinh hoàn… rung động nhanh hơn, khiến các tế bào nóng hơn bình thường, có thể góp phần gây ra các triệu chứng bỏng da hoặc đục thủy tinh thể ở những người mẫn cảm.
Tuy nhiên, nếu khẳng định nó có thể gây ung thư như bức xạ ion hóa là không đúng. Theo Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS), kể từ những năm 1990 đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về các tác động của việc sử dụng điện thoại đến sức khỏe con người, nhưng chưa có nghiên cứu nào cho thấy bức xạ điện thoại có khả năng gây hại như bức xạ ion hóa.

Con người đang sống trong môi trường sóng bức xạ của nhiều loại thiết bị

Ảnh: Sky News

Điều gì xảy ra khi bị các bước sóng 5G “tấn công”?

Khi sóng vô tuyến “đập” vào cơ thể con người, một phần chúng sẽ bị các mô thịt hấp thu và biến thành… năng lượng. Các nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng về việc sóng vô tuyến gây thay đổi cấu trúc phân tử của bất kỳ mô thịt nào trong cơ thể.
Về lý thuyết, chúng có khả năng khiến các tế bào của chúng ta tăng thêm 0,2 độ C, nhưng sự gia tăng này cũng chỉ tương đương với sự gia tăng trong tự nhiên khi vận động nên không được coi là gây hại cho sức khỏe. Theo NHS, "các nghiên cứu đã công bố đều kết luận rằng, nói chung sóng vô tuyến từ điện thoại di động không liên quan tới các vấn đề về sức khỏe của con người”. Tuy nhiên, tổ chức này cũng tỏ ra thận trọng và cho rằng vẫn cần nghiên cứu thêm trong điều kiện tiếp xúc lâu dài.

Mạng 5G của Huawei đã bị Úc đặt nghi vấn đe dọa an ninh mạng như thế nào?

Vậy sóng 5G vẫn có hại?

Đúng, về mặt lý thuyết nó có thể gây hại, nhưng với điều kiện phơi nhiễm các bức xạ trong thời gian dài. Các nghiên cứu về ung thư ở Anh đã chỉ ra rằng, tỷ lệ người dùng điện thoại di động tăng 500% trong giai đoạn 1990-2016, nhưng tỷ lệ bị u não chỉ tăng 34% nên rất khó liên kết giữa hai yếu tố này với nhau.
Trước đó, vào năm 2011, Cơ quan Nghiên cứu về ung thư Quốc tế đã xếp loại điện thoại di động là “nguyên nhân gây ung thư”, nhưng sau một loạt kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc xếp loại này là chưa chính xác. Hiện các nghiên cứu này mới chỉ giới hạn trong một thời gian nhất định, chưa có các kết quả mang tính dài hạn.
Nhìn chung, chưa rõ công nghệ 5G có thể gây hại cho sức khỏe ở một phương diện nào đó. Nhưng có một điều chắc chắn là, bức xạ không ion hóa dùng trong phổ điện từ của công nghệ này không có khả năng gây ung thư trực tiếp cho con người.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.