5 mẹo để kiểm soát tốt đường huyết khi trời quá nắng nóng

Thiên Lan
Thiên Lan
14/04/2024 00:07 GMT+7

Nhiệt độ quá cao có thể gây ra một số vấn đề cho bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây là 5 cách hiệu quả để kiểm soát đường huyết khi trời quá nắng nóng.

Người bệnh tiểu đường vốn nhạy cảm hơn với thời tiết nóng bức, họ cần tìm những cách thích hợp để chống chọi.

Thời tiết oi bức làm tăng nguy cơ kiệt sức vì nóng và khiến bệnh nhân tiểu đường khó duy trì lượng đường trong máu bình thường hơn, theo tờ India.

Nhiệt độ quá cao có thể gây ra một số vấn đề cho bệnh nhân tiểu đường

Nhiệt độ quá cao có thể gây ra một số vấn đề cho bệnh nhân tiểu đường

Pexels

Vì vậy, cần phải tuân theo những thói quen lành mạnh giúp kiểm soát bệnh tiểu đường trong mùa nóng.

Mẹo kiểm soát đường huyết trong mùa nóng

Sau đây là 5 cách hiệu quả bạn nên thực hiện khi mùa nắng nóng bắt đầu để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Duy trì hoạt động thể chất: Duy trì hoạt động và tránh nóng là chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường trong mùa nóng. Hãy thử đi bộ 30 phút vào buổi sáng và tối sau khi ăn để kiểm soát tốt nhất lượng đường trong máu.

Duy trì hoạt động và tránh nóng là chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường trong mùa nóng

Duy trì hoạt động và tránh nóng là chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường trong mùa nóng

Pexels

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể mang lại lợi ích đáng kể cho những người mắc bệnh tiểu đường. Thực phẩm giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến. 

Thực phẩm giàu chất xơ gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và các loại hạt.

Giữ nước: Lượng đường trong máu cao buộc thận phải hoạt động quá mức để loại bỏ lượng đường dư thừa. Vì vậy, cần phải tiêu thụ chất lỏng, tốt nhất là nước, thường xuyên ngay cả khi không cảm thấy khát. 

Tránh cà phê và đồ uống có chứa caffein khác, thay vào đó, có thể uống nước chanh hoặc nước dừa, những thứ giúp bạn giữ nước tốt hơn nhiều.

Tránh bị cháy nắng: Không bao giờ đi chân trần ngay cả khi ở nhà. Sử dụng kem chống nắng và chọn quần áo nhẹ, rộng rãi để tránh đổ mồ hôi. Vào mùa nóng, bệnh nhân tiểu đường thường gặp các vấn đề về da hơn và có thể phải mất nhiều thời gian mới lành hoàn toàn.

Tránh nước trái cây ngọt: Mùa nóng là mùa tiêu thụ nước trái cây tươi, sinh tố và các đồ uống giải khát khác. Nhưng đối với người bệnh tiểu đường, nước trái cây có nhiều đường có thể làm tăng đường huyết rất nhanh. Nếu muốn uống nước trái cây vào mùa hè, hãy đừng thêm đường hoặc ăn trái cây nguyên quả, theo India.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.