4 nguyên tắc vàng người bệnh tiểu đường không thể bỏ qua

Thiên Lan
Thiên Lan
22/10/2022 00:06 GMT+7

Đối với người bệnh tiểu đường, trong quá trình kiểm soát mức đường huyết cao, người bệnh phải dùng insulin hoặc các loại thuốc để giảm lượng đường trong máu.

Nhưng việc dùng lượng lớn insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường có thể lầm giảm quá mức lượng đường trong máu, gây hạ đường huyết.

Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường.

Vì vậy, dù bất kỳ ai cũng có thể bị hạ đường huyết, nhưng tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng insulin.

Khoảng 40% người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và một số người bị bệnh tiểu đường loại 2 bị hạ đường huyết mà không nhận biết, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.

Tình trạng hạ đường huyết đặc biệt phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng insulin

Shutterstock

Các triệu chứng của hạ đường huyết

Trong trường hợp nhẹ, các triệu chứng thường là cảm giác đói run, toát mồ hôi, mệt mỏi chóng mặt, tim đập nhanh. Nếu không được điều trị, lượng đường trong máu có thể giảm xuống mức thấp nguy hiểm có thể dẫn đến co giật, mất ý thức, hôn mê hoặc tử vong.

Điều quan trọng là phải điều trị lượng đường trong máu thấp ngay khi nhận thấy các triệu chứng.

Một số người mắc bệnh tiểu đường nhưng không nhận biết, từ đó có thể dẫn đến mức đường huyết thấp nghiêm trọng và phải cấp cứu.

Sau đây là 4 nguyên tắc vàng để người bệnh tiểu đường kiểm soát hạ đường huyết:

Nguyên tắc 15 - 15

Nhiều chuyên gia y tế khuyên nên tuân theo nguyên tắc 15 - 15 khi lượng đường trong máu hạ xuống thấp.

Tiêu thụ 15g carbohydrate đơn, chờ 15 phút và đo lại lượng đường trong máu.

Nếu lượng đường trong máu vẫn từ 55 đến 69 mg/dL, hãy tiêu thụ thêm 15g carbohydrate.

Tiếp tục lặp lại cho đến khi lượng đường trong máu trên 70 mg/dL, theo Healthline.

Nên đợi 15 phút trước khi đo lại lượng đường trong máu vì 15 phút là khoảng thời gian cần thiết để đường vào máu.

Để có được 15g đường, có thể sử dụng 1 trong những thứ sau: 1/2 lon nước ngọt, 3 viên kẹo, 1/2 ly nước ép trái cây, 1 muỗng đường, xirô hoặc mật ong, nửa ly nước chanh mật ong.

Nếu lượng đường trong máu không cải thiện, hãy tìm sự trợ giúp y tế khẩn cấp ngay lập tức.

Nhiều chuyên gia y tế khuyên nên tuân theo nguyên tắc 15 - 15 khi lượng đường trong máu hạ xuống thấp

Shutterstock

2. Không bỏ bữa

Tình huống hạ đường huyết phổ biến nhất là khi bỏ bữa. Do đó, cần phải ăn đúng bữa để ngăn ngừa các đợt hạ đường huyết. Cần đặc biệt chú ý đối với phụ nữ cao tuổi mắc bệnh tiểu đường.

3. Theo dõi lượng đường liên tục

Quản lý bệnh tiểu đường có kỷ luật bao gồm việc theo dõi đường huyết thường xuyên. Điều này có thể báo động trong trường hợp mức đường huyết thấp.

Theo dõi mức đường huyết cũng hỗ trợ trong việc quản lý chế độ ăn uống, tập luyện và xây dựng lại lối sống thích hợp với bệnh tiểu đường để kiểm soát hiệu quả, theo tờ India.

4. Đi khám thường xuyên

Tư vấn thường xuyên để điều trị hạ đường huyết là điều bắt buộc. Hãy thường xuyên gặp bác sĩ, ngay cả khi lượng đường trong máu đang trở lại bình thường.

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp những thay đổi có thể buộc các bác sĩ tiểu đường phải xem xét lại mức đường huyết tiêu chuẩn.

Việc điều trị là khác nhau đối với mỗi bệnh nhân và cũng có thể thay đổi theo cường độ của bệnh, theo India.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.