2 nguyên tắc vàng khi ăn giúp giảm 73% tình trạng đường huyết tăng vọt

Thiên Lan
Thiên Lan
03/09/2022 00:08 GMT+7

Bệnh tiểu đường là bệnh dai dẳng suốt đời. Mặc dù có thể uống thuốc, nhưng vẫn có những cách khác để giúp kiểm soát bệnh.

Vì bệnh tiểu đường dẫn đến mức đường trong máu trở nên quá cao, nên thực phẩm đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát bệnh.

Và người bệnh tiểu đường thường được khuyên ăn một chế độ ăn cân bằng tốt cho mức đường huyết.

Nhưng điều quan trọng không kém là cách ăn. Thứ tự ăn rất quan trong, điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tăng vọt đường huyết sau khi ăn.

Một chuyên gia đã chia sẻ 2 nguyên tắc vàng rất đơn giản trong bữa ăn để giảm nguy cơ tăng vọt lượng đường trong máu, theo nhật báo Anh Express.

Nguyên tắc 1: Luôn ăn kèm tinh bột với thứ khác

Nguyên tắc 1: Luôn ăn kèm tinh bột với thứ khác

Shutterstock

Tiến sĩ Naomi Brosnahan, chuyên gia dinh dưỡng từ Dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới Counterweight (Anh), cho biết: Luôn “ăn kèm” carb với thứ khác, theo Express.

Nghĩa là hễ ăn những thứ có chứa tinh bột (carbohydrate viết tắt là carb) - như bánh mì, mì sợi, cơm, khoai tây hoặc thức ăn ngọt, hãy ăn kèm với những thứ sau:

Chất đạm: Gồm thịt, sữa, hải sản, các loại đậu, đậu phụ.

Chất béo: Gồm các loại hạt, dầu ô liu

Chất xơ: Gồm rau và ngũ cốc nguyên hạt.

Điều này sẽ làm chậm quá trình hấp thụ carb vào máu và giúp tránh mức đường huyết tăng vọt có thể xảy ra khi ăn một mình tinh bột hoặc đồ ngọt.

Nguyên tắc 2: Thứ tự ăn rất quan trọng

Tiến sĩ Brosnahan cũng giải thích thứ tự ăn có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn.

Cô Brosnahan nói: Đối với các chất dinh dưỡng đa lượng, như chất xơ, protein, chất béo và carbohydrate, ăn theo đúng thứ tự có thể làm giảm 73% tình trạng đường huyết tăng vọt sau bữa ăn, theo Express.

Thứ tự ăn nên như sau:

1. Ăn rau đầu tiên

2. Tiếp đến là đạm và chất béo

3. Cuối cùng mới ăn tinh bột và đường.

Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi thưởng thức món bít tết thơm ngon với khoai tây và rau.

Theo lời khuyên này, bạn nên ăn rau trước, sau đó là bít tết, và cuối cùng mới ăn khoai tây.

Chất xơ, đạm và chất béo giúp giảm tình trạng đường huyết tăng vọt.

Ăn theo đúng thứ tự có thể làm giảm 73% tình trạng đường huyết tăng vọt sau bữa ăn
Shutterstock

Sự khác biệt của mức đường huyết trước và sau khi ăn

Đối với người khỏe mạnh

Mức đường huyết trước khi ăn là từ 4,0 - 5,4 mmol/L

Mức này thường tăng lên đến 7,8 mmol/L trong 2 giờ sau khi ăn.

Đối với người mắc bệnh tiểu đường

Mức đường huyết trước khi ăn mục tiêu là 4 - 7 mmol/L

Và mức đường huyết sau khi ăn phải dưới 8,5 mmol/L, theo Express.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.