Nhật Bản hạ mức Covid-19 ngang cúm mùa, gỡ bỏ mọi hạn chế đi lại toàn cầu

08/05/2023 16:50 GMT+7

Từ ngày 8.5, Nhật Bản hạ cấp bệnh Covid-19 xuống ngang cúm mùa, qua đó gỡ bỏ mọi hạn chế đi lại của nước này với thế giới từng áp đặt trong đại dịch.

Đài NHK đưa tin chính phủ Nhật Bản đã chính thức thay đổi chính sách ứng phó Covid-19 từ hôm nay 8.5, thông qua việc hạ cấp bệnh Covid-19 xuống ngang nhóm bệnh cúm mùa. Đây là cách tiếp cận mới của Nhật Bản, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa mới đây cũng đã gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu đối với bệnh Covid-19.

Với quyết định mới, chính phủ Nhật sẽ không còn áp đặt các hạn chế đi lại của người dân vốn được đưa ra trong thời gian qua nhằm ứng phó đại dịch Covid-19. 

WHO thông báo chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu với Covid-19

Từ tháng 3.2020, Nhật Bản ban hành khuyến cáo đi lại nước này với toàn cầu, trong đó 159 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc diện cấp độ 3, tức khuyến cáo người dân tránh đến những quốc gia và vùng lãnh thổ này. Tới tháng 10 năm ngoái, Nhật hạ xuống cấp độ 1 với toàn thế giới để khuyến cáo du khách thận trọng đi lại, theo Kyodo News. 

Tiếp đó, ngày 29.4, Nhật thông báo tất cả hành khách tới hoặc trở về Nhật không còn phải cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 hay các thông tin chứng nhận đã chủng ngừa vắc xin nữa. 

Từ hôm nay, Nhật Bản gỡ bỏ mọi hạn chế đi lại toàn cầu vì Covid-19 - Ảnh 1.

Hành khách ở sân bay quốc tế Tokyo, Nhật Bản hôm 29.4

REUTERS

Theo NHK, việc tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ vẫn được chính phủ Nhật miễn phí cho người dân trong năm tài khóa này khi số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng. 

Các quy định giám sát y tế chuyên sâu cũng được nới lỏng. Bộ Y tế Nhật cũng khuyến cáo người nhiễm bệnh nên ở nhà trong 5 ngày.

Một bệnh viện đại học ở Tokyo vốn tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 tình trạng rất nặng cũng đã quyết định thay đổi kế hoạch nhằm giảm số lượng giường bệnh cho nhóm bệnh nhân này theo giai đoạn. Lý do là từ tháng 4 vẫn còn nhiều ca nhiễm Covid-19, do đó việc thay đổi sẽ cùng lúc với theo dõi tình hình. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.