Truyền hình trực tuyến: Học 9+, đi làm sớm

23/11/2020 09:00 GMT+7

Chương trình truyền hình trực tuyến trao đổi về nội dung mô hình dạy nghề 9+, qua đó giúp người đọc hình dung mô hình này mang lại lợi ích như thế nào cho người học.

Cách đây 3 năm, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đưa ra chủ trương khuyến khích các trường cao đẳng, trung cấp triển khai mô hình đào tạo văn hóa, vừa đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS. Người học sẽ được nhận bằng trung cấp sau 3 năm và tiếp tục học chuyển tiếp ngay mà không cần phải học lại những nội dung đã học để nhận bằng cao đẳng cùng ngành, nghề. Mô hình đào tạo này thường được gọi là 9+.
Mô hình 9+ đã được các cơ quan hoạch định về chính sách ủng hộ, nên đã được thể chế hóa trong luật Giáo dục năm 2019. Cụ thể, trong nội dung của luật Giáo dục 2019 đã có một số điều khoản tác động đến công tác hướng nghiệp, phân luồng và liên thông trong giáo dục, trong đó, mở đường cho học sinh tốt nghiệp THCS được học nghề kết hợp học văn hóa, đủ điều kiện sẽ liên thông lên các trình độ cao hơn.
Ngày 28.5.2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Trong đó, Thủ tướng đã giao các bộ ngành một số giải pháp để đạt mục tiêu phát triển giáo dục nghề nghiệp, như nghiên cứu đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp lớp 9, hỗ trợ tài chính cho đào tạo nghề…
Vậy mô hình 9+ là mô hình như thế nào, mang lại lợi ích ra sao cho người học, có đáp ứng được kỳ vọng về nhân lực có chất lượng của thị trường lao động? Đây là chủ đề trò chuyện của kênh truyền hình Báo Thanh Niên trong tọa đàm trực tuyến, từ 14g30 đến 15g30, ngày 25.11.
Chương trình có sự tham gia của 2 vị khách mời: ông Vũ Văn Hà, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế - thanh tra, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; ông Bùi Hồng Huế, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Xây dựng công trình đô thị.
Qua câu chuyện mà các vị khách mời của chúng ta vừa chia sẻ, chúng ta phần nào hình dung con đường gian truân trong hành trình phát triển của mô hình 9+. Trong khi đó, đây là một mô hình mang đến giải pháp hiệu quả cho việc phân luồng học sinh sau THCS.
Tuy nhiên, để mô hình 9+ bền vững, chắc chắn chúng ta không thể chỉ xem nó là một giải pháp phân luồng, mà quan trọng hơn, là phải tiếp cận vấn đề ở góc độ nó mang lại lợi ích như thế nào cho người học.
Tường thuật trực tiếp
Truyền hình trực tuyến
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.