Có gì đặc biệt trong đề môn ngữ văn kỳ thi lớp 10 TP.HCM những năm qua?

Bích Thanh
Bích Thanh
09/03/2023 16:48 GMT+7

Trong vòng 5 năm trở lại đây, đề môn ngữ văn thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM luôn được dư luận đánh giá cao vì gắn liền với thực tiễn, phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh, khơi gợi nhiều cảm xúc cho thí sinh khi làm bài.

Giáo viên nói gì trước những đề thi môn ngữ văn tại TP.HCM luôn gây "xôn xao"? - Ảnh 1.

Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023 với đề thi môn ngữ văn nói đến sự trưởng thành

BÍCH THANH

Báo Thanh Niên tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM trong vòng 5 năm trở lại đây để thấy định hướng xuyên suốt về việc ra đề thi môn ngữ văn luôn gắn liền với thực tế, gần gũi với cuộc sống.

Chẳng hạn, trong đề ngữ văn thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023, câu nghị luận xã hội đề cập đến sự trưởng thành, khiến học sinh hào hứng. Thí sinh nhận xét chủ đề này phù hợp với lứa tuổi và tâm lý của học sinh chuẩn bị bước vào trường THPT, đang từng bước thể hiện sự trưởng thành.

Giáo viên nói gì trước những đề thi môn ngữ văn tại TP.HCM luôn gây "xôn xao"? - Ảnh 2.

Giáo viên nói gì trước những đề thi môn ngữ văn tại TP.HCM luôn gây "xôn xao"? - Ảnh 3.

Còn đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021 sử dụng một văn bản ngoài sách giáo khoa có nội dung về dịch Covid-19 làm đảo lộn cả thế giới. Bên cạnh việc kiểm tra kiến thức của học sinh, đề thi còn làm nổi bật tình yêu thương, tính nhân văn của mỗi học sinh khi làm bài.

Giáo viên nói gì trước những đề thi môn ngữ văn tại TP.HCM luôn gây "xôn xao"? - Ảnh 4.

Giáo viên nói gì trước những đề thi môn ngữ văn tại TP.HCM luôn gây "xôn xao"? - Ảnh 5.

Giáo viên nhận xét câu nghị luận xã hội trong đề thi năm học 2020-2021 không lạ nhưng không dễ mà vẫn có độ phân hóa. Điều này thể hiện qua cách đặt vấn đề gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh thể hiện năng lực bản thân.

Đề thi môn ngữ văn năm học 2019-2020

Giáo viên nói gì trước những đề thi môn ngữ văn tại TP.HCM luôn gây "xôn xao"? - Ảnh 6.

Giáo viên nói gì trước những đề thi môn ngữ văn tại TP.HCM luôn gây "xôn xao"? - Ảnh 7.

Đề thi môn ngữ văn năm học 2018-2019

Giáo viên nói gì trước những đề thi môn ngữ văn tại TP.HCM luôn gây "xôn xao"? - Ảnh 8.

Giáo viên nói gì trước những đề thi môn ngữ văn tại TP.HCM luôn gây "xôn xao"? - Ảnh 9.

Đề thi môn ngữ văn năm học 2017-2018

Giáo viên nói gì trước những đề thi môn ngữ văn tại TP.HCM luôn gây "xôn xao"? - Ảnh 10.

Giáo viên nói gì trước những đề thi môn ngữ văn tại TP.HCM luôn gây "xôn xao"? - Ảnh 11.

Nhận xét tổng quan về đề thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM trong vòng 5 năm trở lại đây, thạc sĩ Trần Nguyễn Tuấn Huy, giáo viên mạng lưới môn ngữ văn của Q.5, nói: "Nhiều năm trước việc ôn luyện trước kỳ tuyển sinh 10 ở bộ môn ngữ văn, chúng ta đã quen với những từ khóa như: trúng tủ, đoán đề, bài mẫu… Và rõ ràng một hệ quả đi kèm với những từ khóa đó là một quá trình ôn tập mang tính rập khuôn, đầy căng thẳng. Cao hơn là cách tiếp nhận xử lý đề bài của đại đa số học sinh cũng không linh hoạt và thấu đáo".

Còn khi đề bài được "mở", tức là học sinh được quyền tự chọn ngữ liệu để giải quyết yêu cầu mà đề bài đặt ra sẽ thay đổi sự tiếp nhận kiến thức và ôn tập của các em.

Đề thi có độ mở cao thì biên độ đáp án cũng mở, hướng đến nhiều tình huống trong bài làm của thí sinh. Câu chuyện thí sinh phải trả lời theo đúng thang điểm sẽ không còn là nỗi ám ảnh khi đề và đáp án hướng đến việc phát huy và đánh giá được tư duy và kỹ năng nhiều hơn là những ràng buộc, theo thầy Huy.

Ngoài ra, một đề bài mở, một đáp án mở sẽ giúp khai phá tâm hồn cởi mở, xóa tan áp lực trong phòng thi, giải phóng cảm xúc tích cực, tư duy sâu sắc. "Viết được những điều đúng đắn, nhân văn từ suy nghĩ và kỹ năng của bản thân để rồi luận giải, bảo vệ được nó là một điều vô cùng giá trị mà bộ môn ngữ văn luôn mong muốn xây dựng với học sinh", thầy Huy chia sẻ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.